Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, sau hơn 7 năm thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng phát sinh nhiều bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Điều chỉnh nhiều quy định chưa phù hợp thực tế

Ngày16/5, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Nghị quyết số 19/2008/QH12 tại TPHCM. Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đề cập đến nhiều vấn đề bất cập so với các quy định phát luật như thiết sót trong lĩnh vực giao dịch nhà ở, tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư trong quản lý chung cư, giao dịch bất động sản phải qua sàn…

Thực tế thị trường BĐS thời gian qua phát sinh nhiều bất cập mà luật chưa có quy định điều chỉnh

Thực tế thị trường BĐS thời gian qua phát sinh nhiều bất cập mà luật chưa có quy định điều chỉnh


ÔngNguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết cụ thể hơn: “Trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiềutồn tại, bất cập như các quy định về phát triển, kinh doanh nhà ở và BĐS chưa hoàn chỉnh và chưa phù hợp thực tế; Hệ thống pháp luật về nhà ởvà kinh doanh BĐS còn chưa đồng bộ với pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, tài chính; Thị trường BĐS phát triển không đồng đều và thiếu ổn định, giá BĐS tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến việc tạo lập nhà ởcủa người dân…”.

Dođó, sắp tới Bộ sẽ tổ chức soạn thảo sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanhBĐS và Nghị quyết 19/2008/QH12 theo hướng sửa đổi các bất cập trên. Cụ thể, trong Luật Nhà ở sẽ sửa đổi vấn đề sở hữu nhà ở theo hướng bỏ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thay vào đó quy định công nhận quyền sở hữu từng loại nhà ở cụ thể như nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư… Về quản lý sử dụng nhà ở, Bộ cũng dự kiến bổ sung nội dung quản lý nhà chung cư vàoluật vì thực tế thời gian qua đã xảy ra nhiều tranh chấp trong lĩnh vựcnày.

TrongLuật Kinh doanh BĐS, Bộ dự kiến sẽ bổ sung nhiều nội dung trong lĩnh vực giao dịch BĐS như mua bán, chuyển nhượng… các loại BĐS khác ngoài nhà ở; Giao dịch BĐS giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS với nhau; Cơ chế để bảo vệ quyền lợi của người mua BĐS hình thành trong tương lai…Bộ cũng dự kiến sẽ bổ sung quy định theo hướng siết chặt hơn việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS…

Mở rộng cửa cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở ban ngành, doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo sửa đổi. Sau khi dự thảo hoàn thành sẽ tiếp tục lấy ý kiến các ngành, các cấp và các giới nhân dân trước khi trình Quốc hội xem xét vào kỳ họptháng 5/2014, dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp cuối năm 2014 để kịp áp dụng từ đầu năm 2015.

Cácđại biểu tham gia hội nghị đến từ sở ban ngành các tỉnh-thành phía Nam,các công ty kinh doanh BĐS đồng tình cao với những đề xuất sửa đổi, bổ sung 2 đạo luật trên của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị thêm nhiều điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, vấn đề nhiều đại biểu quan tâm nhất là cho phép Việt kiều và người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

TheoCục trưởng Nguyễn Mạnh Hà, tính đến nay, ngoài diện bà con kiều bào được mua và sở hữu nhà ở như người trong nước (không yêu cầu phải thống kê) thì đã có 400 trường hợp bà con kiều bào thuộc diện được sở hữu 1 nhà ở đã mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

ÔngLê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho rằng: “Con số 400 Việt kiều là quá ít so với 2 triệu Việt kiều đang sống khắp thế giới. Đối vớichính sách Việt kiều là 1 bộ phận của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài, tôi cho rằng không nên có điều khoản gì hạn chề Việt kiều mua nhà ở ViệtNam. Nên để đồng bào Việt kiều được mua nhà và sở hữu nhà ở như người trong nước. Nếu có hạn chế thì chỉ nên hạn chế về giá mua nhà để họ không cạnh tranh với người thu nhập thấp trong nước”.

ÔngNguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cũng đồng tình với ý kiến trên. Theo ông Danh thì tính đến ngày 31/3/2013, TPHCM đã cấp 375 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho Việt kiều; cấp 66 giấy chứng nhậnsở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Ôngdanh cho rằng: “Quy định về quyền sở hữu nhà cho các đối tượng này có ýnghĩa rất quan trọng, là 1 bước đột phá trong chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho người việt Nam địnhcư ở nước ngoài về sinh sống, làm ăn, đầu tư, kinh doanh trong nước…”.

Tuynhiên, ông Danh đánh giá quy định hiện tại còn quá cứng ngắt, nhiêu khê, gây tâm lý lo ngại cho các đối tượng trên khi quyết định mua nhà ở Việt Nam. Ông cho biết: “Phần lớn khách hàng nước ngoài thuê nhà để ở hoặc nếu mua thì thông thường nhờ một người thân ở việt Nam đứng tên. Việc này gây ra rất nhiều trường hợp khiếu kiện và rúi ro rất lớn cho người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam”.

                                                                                                                      (Nguồn:Dantri.com.vn)